Báo cáo thị trường gạo thế giới trong tháng 01/2023

 Báo cáo thị trường gạo thế giới trong tháng 01/2023

Đầu năm 2023 mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành sản xuất gạo trong nước và quốc tế. Cùng Goodgood.vn cập nhật tình hình thị trường gạo thế giới trong tháng 01/2023 vừa qua. 

#1. Tình hình sản xuất – Tiêu thụ

Trong tháng 01/2023, số liệu từ các tổ chức thế giới đều cho thấy đều cho thấy sản lượng sản xuất gạo toàn cầu giảm so với năm trước.

Cụ thể, theo bộ nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng sản xuất gạo toàn cầu trong tháng 01/2023 ước tính khoảng 42,91 triệu tấn, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) cũng ước tính sản xuất gạo toàn cầu trong tháng 1 đạt 42,1 triệu tấn, giảm 2,3% so với cùng kỳ 2021.

Trong khi đó, Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) ước tính sản lượng sản xuất gạo thế giới trong tháng 1 khoảng 42,6 triệu tấn, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Sản lượng sản xuất gạo thế giới tháng 1/2023
Sản lượng sản xuất gạo thế giới tháng 1/2023

Vế sản lượng tiêu thụ gạo toàn cầu, theo tính toán của FAO đạt 43,3 triệu tấn trong tháng 1 và giảm nhẹ với cùng kỳ 2022. Còn theo IGC ước tính sản lượng tiêu thụ gạo ở mức 42,9 triệu tấn, giảm 0,6%.

Sản lượng tiêu thụ gạo toàn cầu tháng 1/2023
Sản lượng tiêu thụ gạo toàn cầu tháng 1/2023

#2. Tình hình xuất nhập khẩu tại một số quốc gia

#2.1. Xuất khẩu

Tình hình xuất khẩu gạo tại Thái Lan

Theo Bangkok Post, Thái Lan đặt mục tiêu sẽ xuất khẩu khoảng 7,5 triệu tấn gạo trong năm nay, thấp hơn so với mức 7,7 triệu tấn trong năm ngoái. Ông Ronnarong Phoolpipat, Cục trưởng Cục ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, nhu cầu toàn cầu đối với gạo Thái Lan vẫn mạnh trong năm nay. 

Tuy nhiên, ông Ronnarong cảnh báo về sự biến động của đồng baht, việc đồng tiền này tăng giá có thể khiến gạo Thái Lan đắt hơn so với gạo của đối thủ cạnh tranh.

Năm 2022, Thái Lan đã xuất khẩu gần 7,7 triệu tấn gạo, vượt mục tiêu 7,5 triệu tấn của Bộ thương mại. Con số này tăng 22% về khối lượng so với năm 2021, và tăng hơn 25% về giá trị lên 138 tỷ baht. Giá trị xuất khẩu tính theo đồng USD tăng 14,6% so với một năm trước lên 3,97 tỷ USD.

Năm ngoái, Thái Lan đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu gần 22 triệu tấn gạo. Đứng thứ 3 là Việt Nam với 6,3 triệu tấn. 

Nhu cầu toàn cầu đối với gạo Thái Lan vẫn mạnh trong năm nay
Nhu cầu toàn cầu đối với gạo Thái Lan vẫn mạnh trong năm nay

Iraq là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Thái Lan với 1,6 triệu tấn trong năm ngoái, tăng 458% so với năm trước đó. Đứng thứ 2 là Nam Phi, nhập khẩu 775.000 tấn, giảm hơn 2%, tiếp theo là Trung Quốc với 750.000 tấn, tăng 18,8%; Mỹ 650.000 tấn, tăng 13,2% và Benin 321.000 tấn, giảm 15,3%. 

Tình hình xuất khẩu gạo tại Ấn Độ

Theo số liệu của Tổng công ty Lương Thực Ấn Độ (FCI), tính đến ngày 1/1/2023, tồn kho gạo cả nước đạt 44,44 triệu tấn, đã bao gồm 47,62 triệu tấn lúa quy gạo, tăng khoảng 22% so với thời điểm 1/12/2022 và giảm khoảng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. 

Trong khi đó, tồn kho ngũ cốc (bao gồm gạo, lúa mì và hạt thô) vào khoảng 61,73 triệu tấn, giảm khoảng 26,5% so với cùng kỳ 2022 và tăng khoảng 10,7% so với thời điểm 1/12/2022. Như vậy, tồn kho gạo và ngũ cốc cả nước hiện vẫn lần lượt trên mức 7,6 triệu tấn quy định (gồm 5,61 triệu tấn dự trữ lưu thông và 2 triệu tấn dự trữ chiến lược) và 21,41 triệu tấn quy định ( gồm 16,41 triệu tấn dự trữ lưu thông và 5 triệu tấn dự trữ chiến lược) giai đoạn quý I/2023. 

Tình hình xuất khẩu gạo tại Pakistan

Theo cơ quan thống kê Pakistan, nước này đã xuất khẩu 315.539 tấn gạo các loại trong tháng 12/2022, bao gồm 46.514 tấn gạo basmati và 269.025 tấn gạo non – basmati, giảm khoảng 36,41% so với tháng 11/2021 và 16,70% so với tháng 11/2022. Luỹ kế xuất khẩu car năm 2022 đạt 4,27 triệu tấn, tăng khoảng 9,21% so với năm 2021.

Tình hình xuất khẩu gạo tại Campuchia

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Pênh, Liên đoàn gạo Campuchia (CRF) đặt mục tiêu xuất khẩu 750.000 tấn gạo trong năm 2023 và đạt 1 triệu tấn vào năm 2025. Trong đó, Campuchia chú trọng thị trường Trung Quốc với mục tiêu xuất khẩu hơn 40.000 tấn gạo trong năm 2023.

Trong cuộc họp mới đây với Bộ trưởng Thương mại Campuchia Pan Sorasak, Phó chủ tịch CRF Chan Sokheang cho biết trong nhiệm kỳ thứ tư của mình, CRF sẽ đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh gạo có lãi, bền vững và thân thiện với môi trường, CRF hướng tới mục tiêu xuất khẩu 750.000 tấn gạo trong năm 2023 và đạt 1 triệu tấn vào năm 2025.

 

Xuất khẩu gạo tại Campuchia sẽ được đầu tư và chú trọng hơn
Xuất khẩu gạo tại Campuchia sẽ được đầu tư và chú trọng hơn

Ngoài ra, trong giai đoạn từ 2023 đến 2027, ngành hàng gạo Campuchia còn tới các thị trường xuất khẩu khác, nhất là Philippines, quốc gia vốn rất quan tâm đến nguồn gạo xuất khẩu từ Campuchia.

Bộ trưởng Pan Sorasak khuyến khích CRF xúc tiến xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc theo nội dung ký kết trong Bản ghi nhớ thứ 6 giữa Bộ Thương mại Campuchia và Tập đoàn thực phẩm COFCO (Trung Quốc) với tổng số lượng đạt 400.000 tấn, trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang đàm phán các thoả thuận mới trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Campuchia – Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. 

Theo hiệp định này, gạo được xác định là mặt hàng ưu tiên và dự kiến được mở rộng sang các thị trường tiềm năng mới ở Trung Đông.

Năm 2022, Campuchia đạt doanh thu 414 triệu USD từ hoạt động sản xuất gạo sang 59 quốc gia và vùng lãnh thổ với sản lượng đạt 637.004 tấn gạo trắng, tăng 3,2% so với hơn 617.000 tấn gạo xuất khẩu trong năm 2021. Trung Quốc hiện đang vẫn là nước nhập khẩu gạo hàng đầu của Campuchia. 

#2.2. Tình hình nhập khẩu

Tình hình nhập khẩu gạo tại Indonesia

Theo ông Arief Prasetyo Adi,,người đứng đầu Cơ quan Lương thực Quốc gia (Bapanas) lí giải nguyên nhân chính khiến giá gạo vẫn ở mức cao đó là do khâu phân phối đến thương lái chưa tốt nên chưa kiềm chế được tình trạng tăng giá. Việc phân bổ nguồn gạo đến các cửa hàng bán lẻ chưa đồng đều khiến một số khu vực rơi vào tình trạng khan hiếm gạo trong khi các nơi khác thì nguồn cung gạo khá dồi dào.

Theo dữ liệu từ Hệ thống giám sát nhu cầu thị trường và nhu cầu cơ bản của Bộ Thương mại, giá gạo chất lượng trung bình đạt 12.750 Rp/kg. Trong khi đó, giá gạo chất lượng cao được ghi nhận ở mức 14.100 Rp/kg và giá gạo chất lượng thấp là 11.550 Rp/kg. 

Trang web thông tin thực phẩm Jakarta cũng lưu ý rằng giá gạo chất lượng trung bình tăng 44 Rp so với ngày hôm trước lên 10.344 Rp/kg. Trong khi đó, giá gạo IR đạt 12.583 Rp/kg và giá gạo cao cấp là 12.742 Rp/kg.

Tình hình nhập khẩu gạo tại Trung Quốc

Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, thị trường gạo Japonica của Trung Quốc hầu như không có biến động trong những tuần gần đây. 

Xuất khẩu gạo của Trung Quốc trong tháng 11 đạt tổng cộng 240.000 tấn, tăng 50% so với năm trước và 26% so với tháng trước, theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan nước này. Trong khi đó, nhập khẩu trong tháng 11 đạt tổng cộng 330.000 tấn, giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái và 18% so với tháng trước. Trong khi xuất khẩu bao gồm gạo Japonica, nhập khẩu của Trung Quốc hầu như chỉ bao gồm gạo Indica.

 

Tình hình nhập khẩu gạo tại Trung Quốc có xu hướng giảm
Tình hình nhập khẩu gạo tại Trung Quốc có xu hướng giảm

Bên cạnh đó, theo số liệu của Tổng cục Hải quan trong tháng 1, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc đạt 47.424 tấn, tương đương hơn 28 triệu USD, giảm 18% về lượng và giảm 6% về giá trị so với tháng 1/2022. Trước đó năm 2022, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đạt gần 851.000 tấn, tương đương 432 triệu USD, giảm 20% về lượng và giảm 17% về giá trị so với năm 2021.

Một trong những nguyên nhân được các doanh nghiệp phản ánh là sự thay đổi các điều kiện về an toàn thực phẩm cũng như đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc theo Lệnh 248, 249.

Tình hình nhập khẩu gạo tại Hàn Quốc

Mức tiêu thụ gạo trung bình hàng năm trên đầu người của Hàn Quốc vào năm

2022 được ghi nhận là 56,7 kg, giảm khoảng 0,4% so với năm trước do những thay đổi trong chế độ ăn uống và thói quen ăn uống, trích dẫn dữ liệu do Cơ quan Thống kê Hàn Quốc tổng hợp. Đây được cho là mức thấp nhất kể từ khi Chính phủ bắt đầu tổng hợp dữ liệu vào năm 1962.

Tiêu thụ gạo của Hàn Quốc đã giảm dần kể từ năm 1980 khi mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người hàng năm tại thời điểm trước đó ở mức 132 kg. Theo dữ liệu, con số tiêu thụ năm 2022 chỉ bằng một nửa so với 112,9 kg được báo cáo cách đây 30 năm.

 

Mức tiêu thụ gạo tại thị trường Hàn Quốc giảm
Mức tiêu thụ gạo tại thị trường Hàn Quốc giảm

Theo Bộ Nông nghiệp, tốc độ giảm so với cùng kỳ năm ngoái đã chậm lại từ mức giảm 3% vào năm 2019 xuống còn 2,5% vào năm 2020 và 1,4% vào năm 2021 do nhu cầu về bữa ăn gia đình tăng lên trong bối cảnh đại dịch COVID-19. cũng như sự gia tăng số lượng hộ gia đình độc thân.

Tình hình nhập khẩu gạo tại Cuba

Mới đây, FAQ dự báo sản lượng lúa năm 2022 của Cuba là 210.000 tấn, giảm khoảng 7% so với ước tính 226.000 tấn năm 2021 và giảm so với mức trung bình 5 năm là 357.000 tấn.

Cuba hiện đang tiến hành gieo trồng vụ lúa đầu tiên của năm 2023, chiếm ⅓ sản lượng hàng năm. Diện tích trồng trọt dự báo sẽ giảm năm thứ tư liên tiếp và duy trì ở mức dưới trung bình do thiếu vật tư nông nghiệp kéo dài. Lượng gieo sạ thấp còn do hệ thống thuỷ lợi bị thiệt hại do cơn bão lan hồi tháng 9/2022. 

Tuy nhiên, điều kiện thời tiết thuận lợi trong quý cuối năm 2022 đã giúp ích cho tăng trường. FAQ dự báo tổng nhập khẩu ngũ cốc của Cuba (bao gồm cả gạo đã xay xát) trong năm 2022/23 (tính từ tháng 7/ tháng 6) ở mức dưới trung bình là 1,6 triệu tấn, do dân số giảm kể từ năm 2019 và sản lượng chăn nuôi thấp. Do năm 2021 – 2022, giá ngũ cốc quốc tế cao đã làm giảm khả năng nhập khẩu của quốc gia này. 

#3. Diễn biến giá

Trong tháng 1. chỉ số giá gạo FAO đạt 126,4 điểm, tăng 6,2% so với tháng 12/2022 và đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2011.

Chỉ số giá gạo theo FAO tháng 1/2023 (Nguồn: FAO)
Chỉ số giá gạo theo FAO tháng 1/2023 (Nguồn: FAO)

Giá gạo tại Ấn Độ đang tăng lên nhưng người mua vẫn đang mua hàng cho các lô hàng tháng 3 và tháng 4, một đại lý có trụ sở tại Mumbai cho biết.

Một thương nhân tại Bangkok cho biết mặc dù giá yếu do tỷ giá hối đoái nhưng nhu cầu vẫn yếu do các nhà xuất khẩu thấy giá hiện tại cao. Một người khác cho biết giá có thể thay đổi khi các nguồn cung mới vào thị trường trong đầu tháng 03/2023.

Chi phí vận chuyển cao cũng góp phần giảm nguồn cung và tăng giá gạo. Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm được chào bán ở mức giá 455 – 460 USD/tấn. Các thương lái đang nối lại hoạt động mua lại gạo từ nông dân để chuẩn bị cho các hợp đồng mới, một thương nhân tại Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết. 

Dữ liệu hải quan cho thấy, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 1/2023 đã giảm 17,3% so với tháng 12/2022 xuống còn 359.310 tấn. Nguồn cung vẫn ở mức thấp do vụ thu hoạch đông xuân sẽ không đạt đỉnh cho đến tháng sau, một thương nhân có trụ sở tại Tp. Hồ Chí Minh cho biết.

Tại Bangladesh, giá gạo trong nước vẫn tăng cao bất chấp một mùa bội thu. Chính phủ cũng đang nhập khẩu gạo trong khi các nhà nhập khẩu tư nhân đã được cấp phép nhập khẩu. 

Trên đây là báo cáo tổng quan thị trường gạo thế giới trong tháng 01/2023. Qua đây có thể thấy, trong tháng 1, sản lượng sản xuất gạo đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục thuận lợi trong năm 2023, bởi giá gạo trong ngắn hạn vẫn duy trì ở mức cao do những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nhu cầu dự trữ lương thực tăng lên. Hy vọng trong thời gian tới, thị trường gạo sẽ có nhiều chuyển biến tích cực và rõ ràng hơn.

Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về tình hình thị trường đa lĩnh vực, bạn đọc vui lòng liên hệ Goodgood.vn để được tư vấn và hỗ trợ! 

—————————-

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://goodgood.vn/

Hotline: 0973 405 082

Email: contact@actgroup.com.vn

Địa chỉ: Số 27, Ngõ 16 Hoàng Cầu, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội

 

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm