Báo cáo thị trường gạo năm 2022

 Báo cáo thị trường gạo năm 2022

Thị trường gạo thế giới trong năm 2022 phải đối mặt với những biến động đầy khó khăn do dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế. Bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường gạo thế giới trong năm vừa qua thông qua những nội dung chính trong Báo cáo thị trường gạo năm 2022. 

Thị trường gạo thế giới

Trong năm 2022 vừa qua, trong khi giá gạo thế giới ghi nhận xu hướng tăng thì sản lượng sản xuất gạo lại giảm so với năm trước. Nguyên nhân của điều này được cho là thị trường gạo phải đối mặt với nhiều biến cố như biến đổi khí hậu, các cuộc khủng hoảng địa chính trị và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Sản xuất – Tiêu thụ

Trong năm 2022, số liệu thống kê từ các tổ chức uy tín thể giới đều cho thấy sản lượng sản xuất gạo toàn cầu tiếp tục giảm nhẹ so với năm trước. Cụ thể, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết sản lượng gạo thế giới năm 2022-2023 giảm 0,4 triệu tấn so với báo cáo trước đó, xuống mức 503,3 triệu tấn, thấp hơn 2% so với kỷ lục của năm trước.

Về sản lượng tiêu thụ gạo toàn cầu, USDA cũng cho biết sức tiêu thụ giảm gần 0,9 triệu tấn so với tháng liền trước, xuống còn 516,9 triệu, đồng thời giảm 3,9 triệu tấn so với kỷ lục của năm trước.

Sản lượng sản xuất gạo toàn cầu có sự giảm nhẹ
Sản lượng sản xuất gạo toàn cầu có sự giảm nhẹ

Diễn biến giá

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết trong tháng 12/2022 thị trường thế giới ghi nhận giá gạo xuất khẩu Thái Lan đã tăng lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 6/2022 nhờ đồng baht mạnh hơn và xuất khẩu tăng, trong khi giá gạo Ấn Độ thấp hơn nên thu hút lượng đơn đặt hàng lớn.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2021 khi các thương nhân tăng cường mua vào với mục đích đáp ứng nhu cầu gia tăng. Giá gạo tiêu chuẩn 5% tấm của Thái Lan trong tháng 12 được chào bán ở mức 452 – 460 USD/tấn, tăng 20 USD so với mức giá 427 – 440 USD/tấn vào đầu tháng.

Theo thống kê của Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) cho thấy giá gạo thế giới đang tăng. Gạo 5% tấm của Thái Lan ở mức 477 USD/tấn, tăng 12 USD so với tuần trước. Gạo Việt Nam đang ở mức 462 USD/tấn, gạo Pakistan là 452/tấn và gạo Ấn Độ đang ở mức 392 USD/tấn.

Chỉ số giá gạo theo FAO tháng 11/2022
Chỉ số giá gạo theo FAO tháng 11/2022

Thị trường gạo Việt Nam

Cũng giống như thị trường gạo thế giới, thị trường gạo Việt Nam cũng chịu nhiều tác động.

Tình hình sản xuất

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, diện tích lúa cả năm 2022 tại nước ta ước tính đạt 7,1 triệu ha, giảm 127,7 nghìn ha so với năm trước; năng suất ước tính đạt 60,2 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha; sản lượng lúa đạt 42,66 triệu tấn, giảm 1,19 triệu tấn so với năm ngoái.

Tình hình tiêu thụ

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2022 cả nước xuất khẩu 434.611 tấn gạo, thu về 220,26 triệu USD, giá trung bình 506,8 USD/tấn, giảm 26% về lượng và giảm 24% kim ngạch, nhưng giá tăng nhẹ 2,8% so với tháng 11/2022; so với tháng 12/2021 cũng giảm 12% về lượng, giảm 13,6% kim ngạch và giảm 1,7% về giá.

Tính chung cả năm 2022 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt gần 7,11 triệu tấn, tương đương trên 3,45 tỷ USD, tăng 13,8% về khối lượng, tăng 5,1% về kim ngạch so với năm 2021, giá trung bình đạt 486,2 USD/tấn, giảm 7,7%.

Trong năm 2022 lượng gạo xuất khẩu của nước ta có sự gia tăng về khối lượng
Trong năm 2022 lượng gạo xuất khẩu của nước ta có sự gia tăng về khối lượng

Diễn biến giá

Nhìn chung, trong năm 2022, giá gạo xuất khẩu cũng như giá lúa tại thị trường nước ta cũng đều diễn biến đồng pha với giá gạo thế giới. Đồng thời đây cũng là một năm có nhiều biến động khi đầu năm giá gạo đi xuống và phải đến quý III, giá gạo mới tăng trở lại.

Các nước như Trung Quốc, Philippines, châu Phi… có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn từ nước ta. Đặc biệt, thị trường Philippines – thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam cũng đã ghi nhận những tín hiệu tích cực cho hoạt động xuất khẩu.

Hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành xuất khẩu gạo

Năm 2022 tiếp tục là một năm khá thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo khi có nhiều đơn hàng xuất khẩu đến từ các thị trường lớn. Nguyên nhân là do thời tiết khắc nghiệt ở nhiều quốc gia châu Á gặp phải tình trạng biến đổi khí hậu, cùng với hiện tượng hạn hán gay gắt ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đã đặt nguồn cung gạo của các quốc gia này vào tình trạng thiếu hụt. Bên cạnh đó, việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo 100% và đánh thuế gạo trắng 20% cùng tình hình khan hiếm lương thực trên thế giới cũng chính là cơ hội cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới.

Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn như CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, Tập đoàn Lộc Trời,… đã nhận thấy rằng cần xây dựng một chiến lược thị trường lâu dài. Từ đó họ xây dựng liên kết với nông dân và các hợp tác xã trong từng vùng nguyên liệu để tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng, ổn định, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

  • CTCP Lộc Trời (Mã: LTG): Trong năm 2022, xuất khẩu gạo của Tập đoàn Lộc Trời đã tăng hơn 200% vào thị trường tiêu chuẩn cao châu Âu, doanh thu tăng hơn 150% so với năm trước.
  • CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An: Những ngày cuối năm 2022, công ty đã chốt được đơn hàng 8.000 tấn gạo thơm. Ngoài ra, trước đó doanh nghiệp này cũng chốt đơn 20.000 tấn gạo sang Hàn Quốc, dự kiến xuất từ đầu năm 2023.

Trên đây là một số nội dung chính trong Báo cáo thị trường gạo 2022 mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Bạn đọc cần các thông tin về số liệu đa dạng ngành nghề có thể tham khảo

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Website: https://goodgood.vn/
  • Hotline: 0973 405 082
  • Email: contact@actgroup.com.vn
  • Địa chỉ: Số 27, Ngõ 16 Hoàng Cầu, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội 

 

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm