Ngành gia dụng tại thị trường Việt Nam – Tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức
Báo cáo mức độ sẵn sàng về kỹ năng số Việt Nam
Nội dung bài viết :
Lời mở đầu
Chúng ta đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng kỹ năng toàn cầu. Trong những năm gần đây, công nghệ đã và đang phát triển với tốc độ chóng mặt, dẫn đến sự thiếu hụt nhân tài đáp ứng tiêu chuẩn đặt ra bởi các công việc mới trong nền kinh tế số. Sự phát triển của tự động hóa cũng đang thay đổi cách thực hiện công việc và khiến việc làm trong các ngành gặp rủi ro. Đại dịch COVID-19 tiếp tục thúc đẩy các xu hướng trên và mở rộng khoảng cách kỹ năng giữa lực lượng lao động hôm nay và tương lai.
Liệu người Việt đã sẵn sàng đối mặt với thế giới số?
Người lao động Việt Nam có cảm thấy họ được trang bị các kỹ năng liên quan cần thiết để giúp họ làm việc cùng với công nghệ không? Thông qua cuộc khảo sát từ ngày 12/11/2020 đến ngày 27/12/2020, chúng tôi đã thu được 1146 phản hồi. Và trong báo cáo này, chúng tôi xin được chia sẻ những kết quả chính từ cuộc khảo sát.
Người Việt Nam suy nghĩ gì về công nghệ?
Công nghệ mang lại nhiều cơ hội hơn rủi ro: Việt Nam lạc quan hơn so với các nước khác.
- 85% người được hỏi nói rằng công nghệ mang lại nhiều cơ hội hơn là rủi ro. Mức độ lạc quan này cũng cao hơn mức trung bình toàn cầu (50%).
- 89% nói rằng họ có cảm nhận tích cực về vai trò của công nghệ đối với công việc của họ, cao hơn mức trung bình của toàn cầu (61%).
Người Việt Nam tin rằng công nghệ sẽ có lợi cho sự nghiệp tương lai của họ.
- 90% người được hỏi cho rằng sự phát triển công nghệ sẽ cải thiện triển vọng việc làm của họ trong tương lai. Mức độ lạc quan này cao hơn mức toàn cầu (60%).
Tuy vậy, họ cũng có những lo ngại xung quanh vấn đề đảm bảo việc làm.
- 45% người được hỏi chia sẻ sự lo lắng rằng tự động hóa sẽ khiến công việc gặp rủi ro.
Bước tiếp theo?
Các giải pháp cho thách thức nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực cần được phát triển tổng thể ở cấp địa phương, quốc gia và khu vực. Đây là vấn đề phức tạp cần sự hợp tác chặt chẽ giữa các lãnh đạo ở cấp chính phủ, nhà giáo dục và các doanh nghiệp.
- Các nhà lãnh đạo chính phủ và các nhà hoạch định chính sách cần đảm bảo rằng người dân có kiến thức để tham gia và bản thân họ cũng có kiến thức để thúc đẩy thảo luận về tương lai của công nghệ và luật quy định.
- Các thể chế, chẳng hạn như hệ thống giáo dục, cần phải tự chuyển đổi số và đồng thời cung cấp các dịch vụ phù hợp cho tương lai.
Theo dõi nhiều thông tin báo cáo hữu ích mỗi ngày cùng Goodgood bạn nhé!