Ngành gia dụng tại thị trường Việt Nam – Tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức
Triển vọng kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2023 qua đánh giá của doanh nghiệp
Nội dung bài viết :
Triển vọng kinh tế các tháng còn lại của năm 2023 được đánh giá qua ý kiến của doanh nghiệp nhìn chung vẫn mang nhiều điểm tiêu cực. Cùng Goodgood tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây!
Triển vọng kinh tế vĩ mô qua đánh giá của doanh nghiệp
Có đến 81,4% doanh nghiệp được khảo sát vẫn đánh giá tiêu cực/ rất tiêu cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong các tháng còn lại của năm 2023. Trong đó, lựa chọn rất tiêu cực chiếm 23%, tiêu cực chiếm 58,4%. Các đánh giá rất tích cực/ tích cực chỉ chiếm 4,2% các doanh nghiệp được khảo sát.
Xét theo điểm, ĐTB chỉ đạt 2.0/5.0 cho thấy góc nhìn còn khá bi quan của DN về triển vọng chung trong những tháng còn lại của năm 2023. Không có sự chênh lệch nhiều giữa các ngành kinh tế trong đánh giá về triển vọng kinh tế vĩ mô với những tháng còn lại năm 2023. Trong đó doanh nghiệp ngành xây dựng đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2023 sẽ có ĐTB thấp nhất.
Liên quan đến loại hình doanh nghiệp, khu vực kinh tế nhà nước ít bi quan hơn các khu vực kinh tế còn lại nhưng ĐTB cũng chỉ ở mức 2.⅖. Trong khi đó, doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ có ĐTB là 2.0/5, thấp nhất trong các loại hình tham gia khảo sát.
Điều đáng chú ý là, trong số các đầu tàu kinh tế, chỉ có DN đăng ký kinh doanh tại Hải Phòng (2.08) có mức điểm đánh giá triển vọng cao hơn hẳn mức trung bình vốn rất thấp của cả nước. Các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh có ĐTB thấp nhất trong các tỉnh thành lớn được phân tích và thấp hơn khá nhiều so vớI mức TBC cả nước.
Với thực tế này tại các đầu tàu kinh tế trên toàn quốc, mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm đạt 6.5% do quốc hội đề ra có thể sẽ gặp nhiều thách thức, tương đồng với ý kiến phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế.
Xét theo quy mô lao động, không có sự khác nhau nhiều giữa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mô lao động từ 51 đến 100 có ĐTB thấp nhất (1.96), sau đó đến doanh nghiệp có quy mô lao động từ 11 đến 50 (2.00). Doanh nghiệp có quy mô lao động từ 101 đến 200 có ĐTB cao nhất nhưng cũng chỉ ở mức 2.04/5.0.
Xét theo quy mô doanh thu năm 2022, DN có doanh thu dưới 3 tỷ đồng, ĐTB thấp nhất đạt 1.96. Trong khi đó, doanh nghiệp có doanh thu trên 1500 tỷ có ĐTB cao nhất, đạt 2.09. Xu hướng đánh giá về triển vọng kinh tế năm 2023 của doanh nghiệp theo quy mô doanh thu khá tương đồng so với đánh giá về tình hình kinh tế hiện tại.
Triển vọng kinh tế ngành
Theo kết quả khảo sát, triển vọng kinh tế ngành theo đánh giá của doanh nghiệp vẫn khá tiêu cực. Có đến 83,7% doanh nghiệp đánh giá triển vọng kinh tế ngành năm 2023 là tiêu cực/ rất tiêu cực, trong đó có 29,6% là rất tiêu cực.
Tính trên thang điểm 5, mức ĐTB chỉ đạt 1.91/5. Như vậy, bối cảnh chung của kinh tế ngành năm 2023 ở mức tiêu cực theo đánh giá của các doanh nghiệp. Trong đánh giá nhiều bi quan về triển vọng kinh tế các ngành, doanh nghiệp ngành dịch vụ có điểm số cao nhất (1.96); thể hiện sự ít bi quan hơn. Trong khi đó, doanh nghiệp xây dựng tiếp tục có điểm số trung bình thấp nhất (1.79).
Khu vực kinh tế ngoài nhà nước đánh giá triển vọng kinh tế ngành bi quan hơn so với tất cả các doanh nghiệp khác. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nhà nước tỏ ra ít bi quan hơn khi có ĐTB cao hơn mức chung, trong đó ĐTB của doanh nghiệp nhà nước tỏ ra vượt trội hơn so với hai loại hình còn lại.
Xét theo địa phương, các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh có mức ĐTB thấp nhất (1.84), cho thấy mức đánh giá tiêu cực nhất về triển vọng kinh doanh của DN trong ngành năm 2023. DN tại Hà Nội có ĐTB cao nhất (1.97) cho thấy mức độ ít tiêu cực nhất trong số các địa phương được phân tích.
Triển vọng phát triển của doanh nghiệp
Triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong năm 2023 theo đánh giá từ chính các doanh nghiệp cũng thể hiện bức tranh tiêu cực. Có đến 82,3% doanh nghiệp được khảo sát dự kiến sẽ giảm quy mô; ngừng/ tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể; chỉ 13,5% giữ nguyên quy mô. Tỷ lệ doanh nghiệp mở rộng quy mô chỉ đạt 4.3%, trong đó chỉ 0,7% dự kiến mở rộng quy mô mạnh mẽ.
Đặc biệt, tỉ lệ doanh nghiệp ngừng kinh doanh, chờ giải thể là 10,9%, tỷ lệ tạm ngừng kinh doanh là 12.4%. Đây là con số đáng báo động và tương đồng với báo cáo của Tổng cục Thống kê khi 4 tháng đầu năm có 77.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 25,1% so với cùng kỳ 2022.
Bình quân mỗi tháng có trên 19.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Khảo sát diễn ra vào cuối tháng 4, kết quả phần nào cho thấy bức tranh tiêu cực của Quý I vẫn có thể tiếp diễn trong Quý II và các Quý còn lại của năm 2023.
Trên đây là một số đánh giá của doanh nghiệp về triển vọng kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm 2023. Nhìn chung, tất cả các doanh nghiệp đều có cái nhìn khá tiêu cực về tiềm năng phát triển trong năm 2023, cho dù ở bất cứ khía cạnh nào. Hy vọng trong thời gian sắp tới, tình trạng này sớm được khắc phục và tình hình kinh tế sẽ trở lại ổn định.
Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về thị trường đa lĩnh vực, vui lòng liên hệ Goodgood.vn để được tư vấn và hỗ trợ!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: https://goodgood.vn/
Hotline: 0973 405 082
Email: contact@actgroup.com.vn
Địa chỉ: Số 27, Ngõ 16 Hoàng Cầu, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội