Ngành bán lẻ toàn thế giới toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi Covid-19 như thế nào?

 Ngành bán lẻ toàn thế giới toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi Covid-19 như thế nào?

Hiện nay dịch bệnh Covid-19 không chỉ ảnh hưởng lên đời sống người dân mà còn gây tổn hại trực tiếp đến công việc kinh doanh của các doanh nghiệp trên toàn cầu. Giờ đây khi mọi người hạn chế ra đường, hình thức mua sắm truyền thống vốn đã bị đe dọa bởi thương mại điện tử nay càng lâm vào tình trạng nguy kịch hơn. Rất nhiều thương hiệu đã phải đồng loạt đóng cửa tạm thời vì dịch bệnh, mục đích là hạn chế sự lây lan của virus. Trong bài viết này, hãy cùng điểm qua những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 lên ngành bán lẻ trên toàn thế giới.

Mới đây, thương hiệu toàn cầu Primark vừa tuyên bố tạm thời đóng cửa chi nhánh ở một số quốc gia. Cụ thể, Primark đã đóng cửa các chi nhánh tại Ý, Pháp, Tây Ban Nha và Áo (đây là những nơi chiếm đến 30% doanh thu của thương hiệu), trong khi đó những chi nhánh tại Anh và Bắc Ireland thì tính đến 19/3 vừa rồi vẫn đang tiếp tục mở cửa (dù gây ra khá nhiều tranh cãi). Dĩ nhiên, Primark chỉ là một ví dụ tiêu biểu cho việc thương hiệu lớn đang phải vật lộn như nào trong thời điểm dịch bệnh như này. Các thương hiệu bán lẻ toàn cầu đình đám khác như Glossier, Nike, Urban Outfitter và Patagonia cũng đều đồng loạt đóng cửa các cửa hàng của mình, mục đích là chung tay ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh.

Ở phần lớn các trường hợp, nhân viên đang được trả lương cho những giờ làm việc bị mất của họ. Đồng thời, các nhà bán lẻ cũng đã cập nhật các chính sách làm việc để giúp giảm bớt căng thẳng cho nhân viên. Ví dụ như Starbucks, mới đây vừa thông báo quy chế “trả lương cho thảm họa” dành cho nhân viên của họ tại Mỹ. Có nghĩa rằng, nếu một nhân viên của Starbucks bị chẩn đoán mắc hoặc có tiếp xúc gần với người mắc Covid-19 thì sẽ được chi trả tới 14 ngày lương.

Người tiêu dùng chuyển hướng sang mua sắm trực tuyến

Khi mọi người phải ở nhà và né tránh tiếp xúc với xã hội, hiển nhiên rằng thương mại điện tử càng tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Mới đây, một khảo sát trên 2.200 Marketer tại Anh đã cho kết quả rằng có tới 71% trong số họ dự đoán rằng sẽ tần suất sử dụng thương mại điện tử sẽ tăng mạnh mẽ như là một điều tất yếu trong mùa dịch bệnh Corona. Tuy nhiên, chuyên gia về thương mại điện tử – Dan Barker đã nhấn mạnh sự khác biệt về tác động giữa các lĩnh vực bán lẻ là khác nhau (ví dụ: ngành nghề đồ nội thất sân vườn và nghề thủ công vẫn đang hoạt động tốt, trong khi thời trang lại đang trải qua một sự sụt giảm).Trong đó, thực phẩm và hàng tạp hóa sẽ là ngành được hưởng lợi nhiều nhất. Thú vị thay, một cuộc khảo sát toàn cầu của Ipsos (trên quy mô 10,000 người lớn) trong khoảng thời gian từ 12 – 14 tháng 3 lại chỉ ra rằng, lượng mua thực phẩm và tạp hóa trực tuyến của người dân ở phần lớn các quốc gia không có sự thay đổi. Cũng trong thời gian này, duy nhất tại Ý thì người dân đã đặt thực phẩm và hàng tạp hóa trực tuyến nhiều hơn bình thường, cụ thể là thói quen này của người Ý đã tăng 30% so với tháng trước. Chắc chắn những con số này sẽ còn thay đổi trong tương lai, khi mà ngày càng có nhiều người phải ở nhà vì dịch bệnh Covid-19.

Nếu tình trạng này vẫn còn tiếp diễn, hay thậm chí là tình hình trở nên trầm trọng hơn trong những tuần tiếp theo, sẽ không còn chuyện tất cả ngành hàng đều được hưởng lợi từ mua sắm trực tuyến nữa. Cụ thể, trong giai đoạn hạn chế tiếp xúc như hiện nay thì những sản phẩm thuộc ngành chăm sóc, làm đẹp, tạp hóa và hàng tiêu dùng sẽ có xu hướng tăng trưởng. Ngược lại, những sản phẩm thuộc ngành thời trang sẽ có sự sụt giảm đáng kể khi việc tích trữ nhu yếu phẩm là cần thiết hơn với người dân trong giai đoạn này.

Điều này dường như là tình trạng chung ở phần lớn các quốc gia bị ảnh hưởng. Tại Trung Quốc, doanh số bán các mặt hàng chủ lực trong gia đình như gạo và bột mì đã tăng gấp bốn lần trên nền tảng JD.com so với cùng kỳ năm trước. Tại Anh, các siêu thị đã phải đưa ra tuyên bố rằng “những dịch vận chuyển trực tuyến hay mua sắm hộ đều đang vận hành tối đa công suất”, chính vì vậy mà những suất vận chuyển nhu yếu phẩm đã cháy hàng trong 3 tuần tiếp theo. Trong khi đó, Amazon cũng đã hạn chế các bên bán hàng thứ ba của những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và vệ sinh như thuốc khử trùng và mặt nạ, lý do là vì những bên đó đã tự động tăng giá thành sản phẩm.

Kết luận lại rằng, dù rằng những doanh nghiệp bán lẻ thương mại điện tử có thể hưởng lợi từ tình hình này trong ngắn hạn, tuy nhiên những vấn đề liên quan tới việc trữ hàng và chuỗi cung ứng chắc chắn sẽ còn nảy sinh trong tương lai. Chính vì vậy, các nhà bán lẻ cần nhanh chóng đầu tư để đáp ứng được lượng cung, đồng thời phải đảm bảo được bản thân doanh nghiệp của mình không ủng hộ việc mua hàng hỗn loạn, hay tích trữ hàng cho bản thân.

Một ví dụ điển hình về cách giải quyết tình huống (và để giúp ngăn chặn các vấn đề tiếp theo phát sinh) cũng đến từ gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc JD.com. Vào tháng 2, Yahoo! Tài chính đã báo cáo cách JD.com học được từ kinh nghiệm trong đợt dịch SARS và lần này đã sớm thực hiện các bước để giảm tác động đến việc làm từ dịch bệnh, đồng thời đảm bảo vẫn có thể theo kịp nhu cầu của khách hàng. Hành động của JD bao gồm hợp tác với các nhà hàng để thuê thêm người chuyển phát, thuê nhân viên đã bị tạm nghỉ từ các siêu thị bị đóng cửa và tạo việc làm mới trên hậu cần. Morrisons là một nhà bán lẻ ở Anh đang làm một điều tương tự. Nhà bán lẻ sẽ tạo thêm 3.500 việc làm để giúp các nhân viên giải quyết nhu cầu phát sinh của người dân từ dịch bệnh này.

Cơ hội cho Omnichannel (Bán hàng đa kênh)

Với những doanh nghiệp sở hữu các cửa hàng truyền thống như Primark, việc đóng các chi nhánh cửa hàng chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lớn lên doanh thu. Hiển nhiên, dù không làm gì nhưng do sự bùng phát của dịch Covid-19 mà doanh thu của hãng đã sụt giảm đáng kể trong hai tuần qua. Bất kể động thái nào của doanh nghiệp cũng không thể ngăn được việc mất mát trong doanh thu của doanh nghiệp, may thay chỉ là giảm mức tổn thất xuống thấp nhất có thể.

Với những doanh nghiệp bán lẻ đa kênh, vẫn còn cơ hội cho họ để chuyển hướng mục tiêu sang thương mại điện tử. Đối với những chi nhánh cửa hàng đã đóng cửa, đây sẽ là cơ hội để tận dụng kho hàng tồn, thậm chí sử dụng một cách PR thông minh để thu hút sự chú ý và tăng lượng truy cập. Ngay cả với các nhà bán lẻ trực tuyến lớn mạnh nhất, họ vẫn không thể tránh khỏi những thách thức ngày một tăng. Đơn cử là việc trì hoãn và gián đoạn trong quy trình vận chuyển là một vấn đề lớn khác, điều này có thể gây ra sự khó chịu cho khách hàng và tạo ra ảnh hưởng tiêu cực tới danh tiếng thương hiệu, lòng trung thành của khách hàng trong cả ngắn và dài hạn. Mới đây, Amazon vừa phải đưa ra cảnh báo tới khách hàng của mình về việc giao hàng có thể chậm trễ hơn thông thường. Kể từ đó, Amazon còn phải đón nhận rất nhiều phàn nàn từ người dùng về việc cháy hàng. Tất cả những vấn đề này có khả năng sẽ được xử lý trên cơ sở, đặc biệt là khi tình hình liên tục thay đổi.

Tập trung vào yếu tố trải nghiệm khách hàng

Các nhà bán lẻ (và các doanh nghiệp nói chung) cần đặc biệt lưu tâm về cách họ giao tiếp. Bất kỳ doanh nghiệp nào xuất hiện mà lợi dụng quá đà tình hình dịch bệnh, hay là tạo ra những tình huống giật gân sẽ có nguy cơ bị người tiêu dùng xa lánh. Mới đây, Facebook vừa tuyên bố việc ngăn chặn những quảng cáo có liên quan tới Covid-19 mà trong đó có chứa yếu tố nguy cấp, hay cung cấp những thông tin sai lệch.

Tương tự, doanh nghiệp bán lẻ cần đáp ứng đồng thời yếu tố minh bạch và rõ ràng về cách họ tiếp cận tình hình. Email là một cách hiệu quả được sử dụng rộng rãi, với phần lớn các nhà bán lẻ đều gửi Email đến khách hàng để trình bày động thái của họ trong tình huống này. Tuy nhiên, các nhà bán lẻ cũng cần phải đưa ra động thái phản hồi trên mạng xã hội, cũng như các kênh Digital khác có liên quan tới khách hàng. Thêm thắt vào đó một chút sự hài hước sẽ không ảnh hưởng gì lớn, miễn rằng Marketer vẫn sử dụng đúng giọng điệu của họ.

Với những nhà bán lẻ thương mại điện tử, việc truyền đạt những nội dung liên quan tới hoạt động vận chuyển sẽ rất quan trọng để trấn an khách hàng. Trong hầu hết trường hợp, việc giao nhận truyền thống sẽ được chuyển thành giao nhận “tránh tiếp xúc”, cụ thể là nhân viên giao nhận sẽ để bưu kiện ở trước cửa.

Cuối cùng, những nhà bán lẻ có động thái hỗ trợ và bảo vệ người tiêu dùng sẽ luôn được hưởng lợi trong những tình huống như này. Một siêu thị tại Anh có tên Iceland là một ví dụ điển hình. Mới đây họ vừa đưa ra tuyên bố rằng cửa hàng sẽ được mở sớm hơn bình thường một tiếng, mục đích là để những khách hàng lớn tuổi có đủ thời gian mua sắm và lựa chọn sản phẩm.Hay một ví dụ khác là từ tập đoàn LVMH – sở hữu thương hiệu Louis Vuitton. Thương hiệu này đã tận dụng dây chuyền sản xuất nước hoa của mình để làm ra dung dịch vệ sinh tay, sau đó gửi đến các bệnh viện tại Pháp.  Ở những nơi khác, các cửa hàng bán lẻ vẫn mở đang thực hiện càng nhiều biện pháp phòng ngừa càng tốt, chẳng hạn như mua sắm không tiền mặt.

Tạm kết

Đứng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các nhà bán lẻ trên thế giới đang phải tận dụng tối đa từng ngày để duy trì doanh nghiệp. Trong những tuần hay tháng kế tiếp, sẽ là bất khả thi để xác định được những thay đổi đáng kể trong ngành. Tuy nhiên, có một yếu tố có thể chắc chắn là: Doanh nghiệp cần lấy khách hàng và nhân viên là trọng tâm nếu muốn duy trì trong thời điểm này.

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm