Tổng hợp tình hình kinh doanh của một số thương hiệu lớn trong Quý I/2023

 Tổng hợp tình hình kinh doanh của một số thương hiệu lớn trong Quý I/2023

Trước diễn biến “Suy thoái kinh tế” toàn cầu, liệu các thương hiệu lớn đang đối mặt với tình hình này ra sao và phát triển như thế nào? Cùng Goodgood.vn tìm hiều tổng quan tình hình kinh doanh của một số thương hiệu lớn trong Quý I/2023.

Vinamilk: Quý I/2023 là quý đầu tiên Vinamilk ghi nhận lợi nhuận gộp dưới mốc 10.000 tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk), doanh nghiệp đạt tổng doanh thu hợp nhất 13.918 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, giá vốn bán hàng lại tăng nhanh hơn (3,2%) lên mức 8.520 tỷ đồng. Điều này khiến lợi nhuận gộp của Vinamilk giảm 4%, về mức 5.398 tỷ đồng. Biên lợi nhuận ở mức 38,7%, thấp hơn mức trung bình của Vinamilk những năm gần đây.

Điểm sáng là doanh thu hoạt động tài chính tăng 31% lên mức 420 tỷ đồng, lỗ từ công ty liên doanh liên kết giảm xuống 14 tỷ đồng (so với cùng kỳ 35 tỷ đồng). Nhưng do chi phí tài chính và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng đáng kể nên kết quả, doanh nghiệp sữa đầu ngành mang về 2.312 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; 1.906 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 17% so với kết quả thực hiện quý I/2022.

Năm 2023, Vinamilk đặt kế hoạch doanh thu 63.380 tỷ đồng, tăng 5,5% so với thực hiện năm 2022; lợi nhuận trước thuế tương đương năm vừa qua, ở mức 10.496 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 8.622 tỷ đồng, tăng 0,5%; lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 8.514 tỷ, tương đương kết quả năm 2022.

Như vậy sau quý đầu năm, công ty đã thực hiện được 22% mục tiêu lợi nhuận năm.

 

Tổng doanh thu của Vinamilk từ năm 2010 đến 2023
Tổng doanh thu của Vinamilk từ năm 2010 đến 2023

Masan: Doanh thu thuần của Masan tăng trưởng và lãi gộp ổn định so với cùng kỳ năm trước

CTCP Tập đoàn Masan công bố báo cáo tài chính quý I/2023 với doanh thu thuần đạt 18.706 tỷ đồng, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái; lãi gộp ổn định ở mức hơn 5.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, doanh thu tài chính giảm mạnh 35% xuống mức 650 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính tăng mạnh 53% lên gần 2.000 tỷ đồng. Chi phí bán hàng cũng tăng 9% lên 3.316 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của Masan chỉ còn 439 tỷ đồng, giảm 77% so với cùng kỳ năm ngoái.

Do đó, kết thúc quý I, tập đoàn Masan chỉ hoàn thành 21% mục tiêu doanh thu và 11% mục tiêu lợi nhuận.

Về cơ cấu doanh thu, đóng góp nhiều nhất cho Masan thuộc về The CrownX (TCX) – nền tảng bán lẻ tiêu dùng hợp nhất WinCommerce (WCM) và Masan Consumer Holdings (MCH) với 13.300 tỷ đồng. Nhìn chung, con số này vẫn giảm 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, một số thương hiệu khác như MEATLife hay Phúc Long cũng đóng góp tích cực vào doanh thu quý I/2023 của tập đoàn. Cụ thể, Masan MEATLife đạt 1.600 tỷ đồng, tăng cao 71,8% so với quý I/2022, trên tất cả phân khúc sản phẩm và đẩy mạnh mảng kinh doanh thịt chế biến.

Chuỗi cửa hàng Phúc Long cũng ghi nhận doanh thu tăng trưởng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, lợi nhuận EBITDA giảm do doanh thu của từng cửa hàng không cao. Vì vậy, Phúc Long đã đóng các ki-ốt kinh doanh không hiệu quả.

Kết quả kinh doanh của Masan từ 2022 đến 2023
Kết quả kinh doanh của Masan từ 2022 đến 2023

FPT Retails: Doanh thu “đi ngang” của FPT Retail trong 3 tháng đầu năm

Báo cáo tài chính quý I/2023 của FPT Retail ghi nhận doanh thu tương đương với cùng kỳ năm trước với 7.753 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất chỉ đạt 2 tỷ đồng, giảm đến 99% so với cùng kỳ.

Theo đó, chuỗi cửa hàng FPT Shop liên tục gặp khó khăn bởi áp lực giảm cầu và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bán lẻ. Điều này dẫn đến giảm doanh thu xuống mức 4.513 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, doanh thu bán hàng trực tuyến chỉ giảm 4% so với cùng kỳ quý I/2022, đạt 1.410 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 18% trong tổng doanh thu của công ty, đồng thời là nguồn thu online chính trong toàn bộ công ty.

Trong khi tình hình kinh doanh của các mảng khác có chiều hướng sụt giảm, FPT Long Châu duy trì tốt tốc độ mở rộng chuỗi cửa hàng cũng như hiệu quả hoạt động trên từng cửa hàng, đưa doanh thu chuỗi FPT Long Châu đạt mức 3.284 tỷ đồng, tăng 52% so với quý I/2022.

Chuỗi FPTShop ghi nhận nhiều khó khăn trong Quý I/2023

Thế giới Di động: Lợi nhuận Thế giới Di động thấp kỷ lục kể từ khi niêm yết

Thế giới Di động vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2023. Trong kỳ, Công ty doanh thu đạt 27.105,8 tỷ đồng, giảm 25,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 21,28 tỷ đồng, giảm 98,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 22,3% về còn 19,2%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 35,8% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 2.909,8 tỷ đồng, về 5.214,5 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 1,2%, tương ứng tăng thêm 4,2 tỷ đồng, lên 359,1 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 43,4%, tương ứng tăng thêm 89,5 tỷ đồng, lên 295,8 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 18,6%, tương ứng giảm 1.166 tỷ đồng, về 5.109,4 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Như vậy, trong kỳ mặc dù đã tiết giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp nhưng do lợi nhuận gộp lao dốc, điều này dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm 98,5%. Được biết, từ năm niêm yết đầu tiên 2014 tới nay, chưa quý nào lợi nhuận của Thế giới Di động xuống dưới 21,28 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận quý I/2023 là mức thấp nhất từ trước tới nay.

Xét về hoạt động kinh doanh theo chuỗi, chuỗi Bách hóa Xanh, chuỗi ở Campuchia và chuỗi nhà thuốc An Khang đều lỗ lũy kế lần lượt 7.748,7 tỷ đồng, 693,8 tỷ đồng, và 392,9 tỷ đồng

Qua quý đầu năm, Thế giới Di động chỉ mới hoàn thành 0,5% kế hoạch lợi nhuận năm với mục tiêu dự kiến 4.200 tỷ đồng.

Chuỗi FPTShop ghi nhận nhiều khó khăn trong Quý I/2023
Chuỗi FPTShop ghi nhận nhiều khó khăn trong Quý I/2023

Thế giới Di động: Lợi nhuận Thế giới Di động thấp kỷ lục kể từ khi niêm yết

Thế giới Di động vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2023. Trong kỳ, Công ty doanh thu đạt 27.105,8 tỷ đồng, giảm 25,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 21,28 tỷ đồng, giảm 98,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 22,3% về còn 19,2%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 35,8% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 2.909,8 tỷ đồng, về 5.214,5 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 1,2%, tương ứng tăng thêm 4,2 tỷ đồng, lên 359,1 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 43,4%, tương ứng tăng thêm 89,5 tỷ đồng, lên 295,8 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 18,6%, tương ứng giảm 1.166 tỷ đồng, về 5.109,4 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Như vậy, trong kỳ mặc dù đã tiết giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp nhưng do lợi nhuận gộp lao dốc, điều này dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm 98,5%. Được biết, từ năm niêm yết đầu tiên 2014 tới nay, chưa quý nào lợi nhuận của Thế giới Di động xuống dưới 21,28 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận quý I/2023 là mức thấp nhất từ trước tới nay.

Xét về hoạt động kinh doanh theo chuỗi, chuỗi Bách hóa Xanh, chuỗi ở Campuchia và chuỗi nhà thuốc An Khang đều lỗ lũy kế lần lượt 7.748,7 tỷ đồng, 693,8 tỷ đồng, và 392,9 tỷ đồng

Qua quý đầu năm, Thế giới Di động chỉ mới hoàn thành 0,5% kế hoạch lợi nhuận năm với mục tiêu dự kiến 4.200 tỷ đồng.

Lợi nhuận Thế giới Di động thấp kỷ lục kể từ khi niêm yết
Lợi nhuận Thế giới Di động thấp kỷ lục kể từ khi niêm yết

Như vậy, có thể thấy, trước tình hình suy thoái kinh tế, hầu hết các doanh nghiệp lớn cũng đều gặp không ít khó khăn. Hy vọng trong thời gian tới, sẽ có những chuyển biến tích cực hơn và sớm khắc phục được vấn đề còn tồn tại.

Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về thị trường đa lĩnh vực, vui lòng liên hệ Goodgood để được tư vấn và hỗ trợ!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://goodgood.vn/

Hotline: 0973 405 082

Email: contact@actgroup.com.vn

Địa chỉ: Số 27, Ngõ 16 Hoàng Cầu, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội

 

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm