Tổng quan tình hình ngành dệt may giai đoạn đầu năm 2023

 Tổng quan tình hình ngành dệt may giai đoạn đầu năm 2023

Trong bài viết này, Goodgood sẽ cập nhật tình hình ngành dệt may Việt Nam trong những tháng đầu năm 2023. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Tổng quan ngành dệt may những tháng đầu năm 2023 – Nguyên nhân cốt lõi cho sự sụt giảm

Theo kết quả báo cáo, ngành dệt may của Việt Nam trong năm 2022 đã thu được kết quả tích cực khi đạt mức kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2021. Tuy nhiên, từ cuối quý IV/2022, tình hình kinh tế – chính trị thế giới bắt đầu gặp các vấn đề hàng loạt như: Chiến tranh Nga – Ukraine vẫn căng thẳng, tăng trưởng kinh tế suy giảm, lạm phát tăng cao… đã dự báo cho thấy cầu về hàng may mặc cũng sẽ sụt giảm trong năm 2023. 

Ngành dệt may những tháng đầu năm 2023
Ngành dệt may những tháng đầu năm 2023

Đặc biệt sẽ tiếp diễn tại tại các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là Mỹ và EU. Đúng như dự đoán, ngành dệt may của Việt Nam những tháng đầu năm 2023 khá ảm đạm, thậm chí có phần sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. 

Ngành dệt may gặp phải khó khăn lớn trong những tháng đầu năm 2023

Theo báo cáo, vào Quý I năm nay, sản lượng dệt may cả nước đạt 8.701 tỷ USD, giảm đến 18,63% so với cùng kỳ năm 2022.

Cụ thể, trong quý I, sản lượng quần áo mặc thuờng mà các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, tổng mức bán lẻ hàng may mặc của Việt Nam ước tính giảm khoảng 1,3% so với cùng kỳ 2022. 

Giá trị xuất khẩu hàng may mặc trong Quý I/2023 cũng giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Trước tình trạng khó khăn chồng chất khó khăn, nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã phải giảm lãi, báo lỗ, thậm chí là phải đóng cửa.

Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng suy giảm đáng kể của ngành dệt may

Lý giải cho sự sụt giảm báo động trên, dựa vào tình hình kinh tế – chính trị có thể chỉ ra những lý do chính sau:

  • Kinh tế thế giới suy giảm

Ở giai đoạn kinh tế thế giới suy giảm như hiện nay, không chỉ ngành dệt may gặp khó khăn mà các ngành xuất khẩu khác cũng không nằm ngoại lệ. Một năm kể từ ngày Nga phát động chiến tranh tại Ukraine, đến nay tình hình xung đột vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí đang gia tăng căng thẳng. Đây là nguyên do kéo đến sự sụt giảm về tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới. 

Đồng thời, chính sách thắt chặt tiền tệ cũng được tăng cường, gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó, thiệt hại do đại dịch Covid – 19 đã ảnh hưởng lớn tới nền tảng kinh tế nói chung và lực lượng lao động của ngành dệt may trong nước nói riêng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm của ngành dệt may
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm của ngành dệt may
  • Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Bên cạnh đó, theo lý giải của nhiều doanh nghiệp, sau 2 năm giãn cách xã hội, người tiêu dùng tại nhiều quốc gia bắt đầu xuất hiện tâm lý “quá mua” – mua nhiều hơn thông thường. Phía các nhà phân phối thì do lo sợ tình trạng giao hàng chậm vì tắc nghẽn chuỗi cung ứng, vì thế ở thời điểm diễn ra dịch bệnh, đã tăng lượng đặt hàng số lượng cao hơn để đáp ứng nhu cầu lớn của nền kinh tế phục hồi sau đại dịch. 

Nhưng tâm lý “quá mua” không kéo dài lâu bởi những bất ổn chính trị, xung đột Nga – Ukraine, tình trạng thiếu hụt năng lượng…. đã khiến kinh tế thế giới lại rơi vào lạm phát. Người dân từ các thị trường nhập khẩu chính như Mỹ, châu Âu… bắt đầu siết chặt hầu bao với các sản phẩm không thiết yếu như dệt may trong khi đây là những thị trường xuất khẩu mặt hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. 

  • Đối thủ cạnh tranh

Một lý do quan trọng không kém, nhiều đối thủ cạnh tranh của dệt may Việt Nam như Myanmar, Bangladesh, Ấn Độ… đang trên đà tăng tốc để bù đắp những thiếu hụt về kim ngạch trong những năm diễn ra đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, Việt Nam lại bị đi chậm so với đối thủ trên thế giới như Bangladesh hay Trung Quốc về sản xuất may mặc theo xu hướng bền vững, bảo vệ môi trường.

Ví dụ điển hình Bangladesh, đây là một quốc gia từng “đi sau” Việt Nam trên thị trường dệt may, đến nay, được biết đang làm hàng liên tục, “không kịp nghỉ” trong khi Việt Nam bị tình trạng thiếu đơn hàng. Một trong những lý do lớn được cho rằng Bangladesh đang dẫn đầu trong xu hướng chuyển đổi xanh trong ngành may mặc toàn cầu. 

Những đối thủ cạnh tranh đang không ngừng tăng tốc
Những đối thủ cạnh tranh đang không ngừng tăng tốc

Hiện tại, Bangladesh đang sở hữu 9 trong 10 nhà máy dệt may xanh nhất thế giới. áp dụng những cải tiến nhằm tận dụng năng lượng tái tạo, trồng cây xanh, rau màu trong khuôn viên nhà máy. Bên cạnh đó, công nhân tại các nhà máy tại Bangladesh còn được cung cấp bữa ăn miễn phí cùng mức lương tương xứng với công sức lao động trong thời điểm kinh tế khó khăn. Điều này được cho là một nỗ lực tích cực đáng kể trong ngành công nghiệp dệt may trên toàn thế giới. 

Tiếp đến đối thủ Trung Quốc – ông trùm dẫn đầu xuất khẩu dệt may toàn cầu cũng đang phát triển dự án mang tên Tái sinh (Reborn), được tiến hành nhằm triển khai các cải tiến để đạt chứng nhận tiêu chuẩn xanh của quốc gia này. Trung Quốc hiện nay cũng là quốc gia tiên phong trong việc ứng dụng các công nghệ mới nhằm hạn chế rác thải ngành dệt may, có thể kể đến như công nghệ nhuộm khô giúp giảm 95% nước và 40% năng lượng sử dụng trong quá trình nhuộm.

Trên đây là tổng quan tình hình ngành dệt may giai đoạn đầu năm 2023. Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về thị trường đa lĩnh vực, vui lòng liên hệ Goodgood để được tư vấn và hỗ trợ! 

———

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://goodgood.vn/

Hotline: 0973 405 082

Email: contact@actgroup.com.vn

Địa chỉ: Số 27, Ngõ 16 Hoàng Cầu, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội

 

Good Good Report

https://goodgood.vn

Xem thêm